be-thieu-tu-tin
05 Th5

Với cuộc sống hiện tại, có khá nhiều bé gặp phải hội chứng tự kỉ, mất tự tin với bản thân, gia đình và xã hội. Để giúp bé có thể tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong cuộc sống và phát huy được hết khả năng của bản thân. Bố mẹ cần tham khảo bài viết này.

Nguyên nhân khiến bé trở nên thiếu tự tin

Trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, thường co mình vào góc tối căn phòng hay không thích giao tiếp với người thân bạn bè xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do tính hướng nội của bé, yếu tố sức khỏe, thể trạng kém dẫn tới bé mệt mỏi thường xuyên và lười vận động. Hay không muốn bộc lộ bản thân, môi trường xung quanh cũng có thể tác động rất lớn tới sự tự tin của bé.

be-thieu-tu-tin

Những dấu hiệu cho thấy bé nhút nhát, thiếu tự tin

Chỉ cần bố mẹ quan tâm, chú ý tới bé một chút là cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu ấy. Biểu hiện bé thờ ơ, chán nản, luôn tự thu mình vào góc tối căn phòng. Hay ghét những nơi đông vui, nhộn nhịp, ít muốn chơi cùng bạn bè… là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và có biện pháp giúp bé vượt qua được nỗi sợ hãi ấy thì bé có khả năng dẫn tới stress, trầm cảm, tự kỉ.

Hoặc bé có những hành vi bất thường như mút tay, xoắn tóc, không tự tin giao tiếp khi người thân bắt chuyện… Stress dẫn tới hành động của bé có phần hung dữ hơn, nhưng đôi khi cũng nhút nhát hơn, và khó kiểm soát hơn.

Giải pháp giúp bé tự tin hơn

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Hãy gạt bỏ rằng bố mẹ là người quyền lực hơn, hãy trở thành người bạn của bé. Muốn gần gũi hơn với con, cần bắt chuyện từ từ, thấu hiểu con dần dần theo cách của những người bạn. Luôn bên con, lắng nghe như một người bạn thân đáng tin cậy của con. Giúp con hiểu rằng điều gì nên sợ và điều gì không cần phải lo lắng.

Tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc

Thường xuyên cho trẻ đến chơi ở công viên, câu lạc bộ, nhà người thân… nơi mà có nhiều hoạt động vui chơi, giúp bé tự do vui đùa và giao tiếp với các trẻ cùng trang lứa. Vui chơi và quan sát nhiều hơn, khách quan hơn sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Bé sẽ học được nhiều từ mọi người, từ cách tư duy tới cách ứng xử.

Cảm giác an toàn

Cho bé biết điều gì cần tránh, điều gì không nên tránh và lý do của vấn đề đó. Ở một số gia đình, vì muốn bé ăn mà thường sử dụng một số phương pháp dọa nạt, khiến bé luôn có tâm lý sợ hãi. Vô hình chung bố mẹ đã tạo cho con cảm giác không an toàn, và luôn khiến con trong trạng thái hoảng sợ. Dẫn tới tâm lí của bé ảnh hưởng lớn, bé sẽ rụt rè….

Hãy luôn tạo cho bé cảm giác an toàn từ người thân, gia đình, bạn bè… để bé có thể vô tư bộc lộ cảm xúc, cũng như những gì bé muốn.

Xây dựng sự tự tin ở trẻ

Ngay khi 2 tuổi, nếu con bạn có ý thức tự làm một việc gì đó (đòi tự mang giày, tự mặc áo, tự múc cơm…), hãy vui mừng và động viên bé làm việc ấy.

Những việc không nên và không khuyến khích thì bố mẹ hãy nhẹ nhàng phân tích cho bé hiểu. Bố mẹ tuyệt đối không nên trách phạt bởi sẽ khiến bé dần trở nên lì lợm, nhút nhát, thậm chí khiến cho bố mẹ và con trở nên xa cách hơn.